Tổng hợp các kiểu phụ tùng xe máy hiện nay

23 Tháng Mười Một, 2020 By do quang Off

Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều kiểu phụ tùng xe máy với nhiều thuật ngữ dễ gây hiểu lầm gây khó khăn cho người tiêu dùng, thậm chí là người đang kinh doanh. Dưới đây QASCO phân tích từng loại và định nghĩa cho mọi người dễ hình dung hơn:

  1. Phụ tùng Chính hãng : Là phụ tùng được cung cấp bởi chính hãng như tên gọi, đây là phụ tùng chính xác và đảm bảo nhất, được sản xuất hoặc đóng gói tại công ty sản xuất xe. Hàng hóa phụ tùng có đầy đủ tem mác, kiện, thông tin và hóa đơn giá trị gia tăng chứng minh nguồn gốc.
  2. Phụ tùng OEM : Là phụ tùng được bán ra bởi nhà cung cấp phụ tùng (Maker) của công ty sản xuất. Vì 1 công ty sản xuất xe có thể không trực tiếp sản xuất 100% nên có những phụ tùng đặt công ty uy tín sản xuất. Tuy nhiên nếu đúng thì phụ tùng OEM phải được bán ra với thương hiệu riêng của nhà sản xuất phụ tùng này thay vì đóng logo của công ty sản xuất xe. Thuật ngữ phụ tùng OEM ở Việt Nam vẫn còn nhiều điều khúc mắc.
  3. Phụ tùng Aftermarket : Là phụ tùng được sản xuất bởi 1 đơn vị nào đó không liên quan tới nhà sản xuất phụ tùng gốc, cũng không phải nhà sản xuất phụ tùng cung cấp (Maker). Có 2 trường hợp xảy ra là phụ tùng Aftermarket sản xuất linh kiện nâng cấp, thay thế chất lượng tốt, thương hiệu riêng, thậm chí là nổi tiếng và Aftermarket sản xuất hàng thay thế không chính thống, làm hàng giả.
  4. Phụ tùng Zin : Là thuật ngữ dễ gây hiều lầm, cũng có những người hiểu zin là chính hãng, nhưng cũng có những người cố tình hiểu zin là giống với phụ tùng ban đầu. Vì từ zin là thuật ngữ chúng ta tự xây dựng nên có thể dùng vào nhiều bối cảnh không cụ thể.
  5. Phụ tùng loại 1, loại 2, loại 3,… : Là thuật ngữ có thể hiểu rằng đây không phải hàng chính hãng, dùng trong nhiều bối cảnh khác nhau tùy mục đích người sử dụng.
  6. Phụ tùng giả : Có nhiều loại phụ tùng giả với nhiều hình thức, cách thức khác nhau, chúng tôi sẽ chi tiết hơn:
    a. Phụ tùng làm giả logo trên phụ tùng, hiểu dáng thiết kế khi chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu trí tuệ về thiết kế, kiểu dáng.
    b. Phụ tùng làm giả tem mã hàng, bao bì và kiểu dáng thiết kế của chủ sở hữu
    c. Phụ tùng làm giả đơn vị Maker và bán với “tên gọi hàng OEM”

Vậy để phân biệt hàng thật và hàng giả phải làm sao, hãy xem thêm bài đăng chi tiết phân tích tại đây